Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định này, nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể bị hạn chế quyền thăm con của người đó.
Cũng theo quy định này, Toà án chỉ ra quyết định, bản án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu có yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con.
Để yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn, người đang trực tiếp nuôi con cần thực hiện theo thủ tục sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
1. Đơn yêu cầu hạn chết quyền thăm nom con
2. Bản sao quyết định ly hôn;
3. Bản sao CCCD/Hộ chiếu;
4. Chứng cứ, chứng minh người không trực tiếp nuôi con có hành vi lợi dụng thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con.
Toà án có thẩm quyền giải quyết
- Toà án cấp huyện/quận nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc.
- Toà án cấp huyện/ quận nơi người con cư trú.
Phí và lệ phí Toà án
- Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, lệ phí trong trường hợp này được quy định như sau: - lệ phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Ngược lại nếu vợ/chồng cũ ngăn cản không cho người còn lại gặp con sau ly hôn thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết.
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP