Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Trong trường hợp Toà án giải quyết, nếu vợ/chồng chứng minh được mình có đủ khả năng cả về kinh tế, điều kiện chỗ ăn ở, điều kiện chăm sóc con cái, đảm bảo con luôn được chăm sóc tốt hơn đối phương thì có thể sẽ có được quyền nuôi con.
Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên Toà sẽ cân nhắc cả nguyện vọng mong muốn chung sống với ai của con.
Con dưới 36 tháng tuổi nếu vợ chồng không có thoả thuận khác hoặc người mẹ không từ chối nuôi con thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Vậy vợ/chồng có được cấm chồng/vợ gặp con sau ky hôn không?
Căn cứ theo Điều 94 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền thăm nom con sau khi ly hôn:
"Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Bên cạnh đó, quyền thăm non con sau ly hôn là quyền của cha và mẹ, đây cũng là nghĩa vụ về nhân thân, mang tính bắt buộc của bậc làm cha mẹ và không một ai được cản trở quyền này mặc dù vợ chồng đã ly hôn;
Và người trực tiếp nuôi con sẽ có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho con để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Còn người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo khoản 1, 2, 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc chăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định trên thì cả hai vợ chồng đều phải tôn trọng việc nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi và tuyệt đối không được cản trở nuôi thăm non con của người không trực tiếp nuôi con.
Tóm lại, sau khi ly hôn, nếu con được giao cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thì bên nuôi dưỡng không được cấm bên còn lại thăm con. Nếu vợ/chồng có hành vi ngăn cấm, cản trở quyền thăm con thì có thể bị phạt hành chính.
Mức phạt hành chính hành vi cản trở quyền thăm nom con?
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, việc ngăn cấm không cho chồng cũ, vợ cũ thăm con sau khi ly hôn là một trong các hành vi bạo lực gia đình.
Do đây là hành vi bị cấm nên nếu người nào vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng với người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con trừ trường hợp bị hạn chế theo quyết định của Tòa án.
Như vậy, theo quy định này, nếu vợ cũ không cho chồng cũ thăm con sau khi hai vợ, chồng ly hôn thì có thể bị phạt tiền đến 300.000 đồng.
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP