Các quy định pháp luật về thủ tục từ chối nhận con 2022

  1. Xác định cha mẹ cho con

Việc xác định con chung của hai vợ chồng có vai trò quan trọng, là căn cứ ràng buộc quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái và ngược lại. Pháp luật hiện nay căn cứ vào thời điểm người vợ mang thai để xác định con chung của hai vợ chồng. Cụ thể, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định tại khoản 1 Điều 88 rằng: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.”

Trong trường hợp người con được sinh ra sau khi ly hôn vẫn có căn cứ để xác định con chung, khi: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.”

Lưu ý, đối với hai trường hợp trên dù người chồng có nghi ngờ đứa trẻ không phải là con mình hay có bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh cũng không thể chối bỏ trách nhiệm và nghĩa vụ với đứa trẻ. Bởi theo luật định đứa trẻ được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân được mặc nhiên xem là con chung của hai vợ chồng. Nếu người chồng muốn không thừa nhận đứa trẻ thì phải làm thủ tục từ chối nhận con theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, nếu hai vợ chồng có con trước thời điểm đăng ký kết hôn mà cả hai người đều đồng ý thừa nhận đây là con chung thì người con cũng được xem là con chung của hai vợ chồng.

  1. Từ chối nhận con

Người là cha, mẹ có quyền từ chối thừa nhận con khi nghi ngờ đứa con không phải con ruột của mình hoặc từ chối khi người con muốn nhận lại cha mẹ. Việc từ chối nhận con phải được Tòa án xác định khi có yêu cầu từ người có quyền yêu cầu và phải có bằng chứng để chứng minh giữa họ không có mối quan hệ huyết thống bằng các giấy tờ y tế của cơ sở y tế có thẩm quyền, theo khoản b Điều 5 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: 

“Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”

Thủ tục từ chối nhận con được thực hiện theo quy định hướng dẫn của pháp luật về hộ tịch và hôn nhân gia đình. Cụ thể trường hợp việc xác nhận con không có tranh chấp thì hai bên có thể đến cơ quan đăng ký hộ tịch yêu cầu giải quyết, nếu có tranh chấp các bên làm đơn gửi đến Tòa án yêu cầu Tòa xác định cha, mẹ, con (kèm theo chứng cứ chứng minh đứa con không phải là con của họ). Thời gian và thủ tục sẽ tuân theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Sau khi Tòa án đưa ra xác định thì kết quả phải được gửi về cơ quan đăng ký hộ tịch để cập nhật thay đổi theo pháp luật về hộ tịch.

Đây là bài viết liên quan đến vấn đề Các quy định pháp luật về thủ tục từ chối nhận con 2022 Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần hỗ trợ pháp lý. Vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự qua hotline: 0944.471.083 để được TƯ VẤN LUẬT chi tiết.

 91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM

thehc31law@gmail.com

 0944471083

 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM

E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP

Copyright @ 2021 Luat The Nguyen. All rights reserved.