Hợp đồng có hiệu lực khi nào và các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật?

1. Hiệu lực của hợp đồng

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 401 Bộ luật dấn sự 2015:

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định vào một trong ba thời điểm sau: 

-Thứ nhất, thời điểm giao kết hợp đồng:

Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định khác, thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thoả thuận xong nội dung của hợp đồng tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp chận hợp lệ của bên được đề nghị. Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng là các thời điểm sau:

+ Hợp đồng được thoả thuận trực tiếp bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;

+ Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;

+ Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên. đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;

+ Nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định im nặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.

+ Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các quy định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Thứ hai, thời điểm do các bên thoả thuận:

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, nếu các bên có thoả thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó. Ví dụ: Các bên có thể thoả thuận hợp đồng có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày kể từ ngày ký.

Quy định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. vì các bên có quyền tự do thoả thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

- Thứ ba, thời điểm luật liên quan có quy định khác:

Trong những trường hợp đặc thù thể hiện bản chất của hợp đồng hoặc cần có sự kiểm soát chặt chẽ về hiệu lực cảu hợp đồng và về bảo vệ các bên, nhà làm luật quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm pháp luật quy định.

2. Hợp đồng đã có hiệu lực thì có được sửa đổi, bổ sung không?

Theo khoản 2 Điều 401 Bộ luật dấn ự 2015: "Thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật".

 Có thể cho rằng, hiệu lực hợp đồng là vấn đề mang tính bản chất của hợp đồng, vì suy cho cùng, các bên thiết lập hợp đồng để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Hiệu lực của hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và giá trị pháp lý ràng buộc các bên tham gia hợp đồng phải phát sinh hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh và bị ràng buộc với nhau đồng thời các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, huỷ cam kết trong hợp đồng.

3. Hợp đồng vô hiệu trong trường hợp nào?

Theo Điều 407 Bộ luật dân sự 2015: "Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu." Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đực xã hội.

- Hợp đồng giả tạo;

- Hợp đồng do người không có năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;

- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

4. Hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ có còn hiệu lực không?

Theo khoản 2,3 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 thì hiệu lực của hợp đồng chính sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng phụ:

"-... 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ. trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, chư trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính."

5. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Ngoài các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì trong trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì việc giao kết, hình thành hợp đồng cũng không có ý nghĩa do quyền và nghĩa vụ của các bên cũng không thể được thực hiện. Chính vì vậy, Điều 408 Bộ luật Dân sự có quy định:

"Hợp đồng vo hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực."

Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, tránh trường hợp lạm dụng việc giao kết hợp đồng để trục lợi khoản 2 của Điều 408 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

Cũng giống như các trường hợp vô hiệu khác, vô hiệu do đối tượng của họp đồng không thể thực hiện được cũng có thể là vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Nếu toàn bộ đối tượng của hợp đồng đều không thể được thực hiện ngay từ khi giao kết thì họp đồng vô hiệu toàn bộ. Trường hợp một phần đối tượng không thể thực hiện được mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì hợp đồng vô hiệu một phần. Trường hợp vô hiệu một phần hay toàn bộ thì trách nhiệm bồi thường vẫn được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.

Đây là bài viết liên quan đến vấn đề Hợp đồng có hiệu lực khi nào và các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần hỗ trợ pháp lý. Vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự qua hotline: 0944.471.083 để được TƯ VẤN LUẬT chi tiết.

 91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM

thehc31law@gmail.com

 0944471083

 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM

E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP

Copyright @ 2021 Luat The Nguyen. All rights reserved.