1. Tranh chấp đất đai và các dạng tranh chấp đất đai phổ biến
a) Định nghĩa tranh chấp đất đai
b) Các dạng tranh chấp đất đai khác
a) Hoà giải tại UBND cấp xã là bắt buộc
Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, khi xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải.
Nếu không gửi đơn đến UBND cấp xã mà khởi kiện luôn tại Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết thì sẽ bị trả lại đơn. Nói cách khác, hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc.
Như vậy với trường hợp này, gia đình bạn bắt buộc phải qua hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện ra Tòa hoặc đề nghị lên cấp cao hơn.
b) Chủ tịch UBND cấp xã phải tổ chức hoà giải
Khi tiếp nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất phải tổ chức hòa giải trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai
Kết quả hòa giải gồm: Hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.
UBND không hòa giải sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện?
Khi hết thời hạn tổ chức hòa giải mà Chủ tịch UBND cấp xã không tổ chức hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính (lựa chọn một trong hai phương án), cụ thể:
Phương án 1: Khiếu nại
* Đối tượng khiếu nại
Hành vi không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất (khiếu nại hành vi hành chính).
* Hình thức khiếu nại
- Khiếu nại bằng đơn
Đơn khiếu nại phải ghi rõ những nội dung sau: Ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
- Khiếu nại trực tiếp
Trường hợp khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp khiếu nại bằng đơn.
* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Khiếu nại lần đầu: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu chính là Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất (theo Điều 17 Luật Khiếu nại 2011). Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ “Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn".
- Khiếu nại lần 2:
Nếu Chủ tịch UBND cấp xã không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại lần 2 đến Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc khởi kiện hành chính.
Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 là Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất tranh chấp (theo khoản 2 Điều 18 Luật Khiếu nại 2011).
Phương án 2: Khởi kiện hành chính
- Nếu không khiếu nại hoặc khiếu nại nhưng Chủ tịch UBND cấp xã không giải quyết hoặc giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện hành chính (căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015).
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Căn cứ Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể:
+ Khiếu kiện hành vi không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp xã.
+ Khiếu kiện hành vi không giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND cấp xã.
+ Khiếu kiện Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND cấp xã về việc không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai.
Thủ tục khởi kiện hành chính gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Yêu cầu khởi kiện là buộc Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất tổ chức hòa giải tranh chấp đất theo quy định.
Bướ 2: Tiếp nhận và thụ lý
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Bước 4: Xét xử.
Trên đây là bài viết về Hoà giải tranh chấp đất đai nếu có điều gì gây nhầm lẫn hoặc chưa rõ ràng rất mong nhận được sự phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc hotline Luật sư: 0944471083. Chúng tôi sản sàng giải đáp.
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP