CÔNG TY CÓ BAO NHIÊU NHÂN VIÊN THÌ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy số lượng lao động bao nhiêu thì người sử dụng lao động phải kê khai đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc? Ở bài viết này, chúng tôi thông tin đến Quý bạn đọc về nội dung Doanh nghiệp ít người lao động có cần phải đóng Bảo hiểm xã hội hay không và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội thế nào?

(Viết tắt: 

Bảo hiểm xã hội: BHXH; 

Hợp đồng lao động: HĐLĐ; 

Bảo hiểm y tế: BHYT

Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN

Bảo hiểm tai nạn lao động: BHTNLĐ

Bệnh nghề nghiệp: BNN)

  • 1. Luật quy định thế nào về vấn đề đóng BHXH bắt buộc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp bao gồm:

- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Cán bộ, công chức, viên chức;

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

Quý bạn đọc cần lưu ý người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Tóm lại là, pháp luật không quy định doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội, mà chỉ quy định đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, dù công ty có ít người lao động nhưng nếu có lao động được ký kết hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì Công ty vẫn phải đóng bảo hiểm cho những người lao động này.

  • 2. Trình tự thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp

Căn cứ Điều 23 QĐ595/QĐ-BHXH, để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Đối với người lao động:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Các giấy tờ trên cần nộp tới cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đó đang có trụ sở hoặc chi nhánh.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề Bảo hiểm xã hội. Trường hợp Quý bạn đọc chưa hiểu rõ, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự, địa chỉ: Số 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM, điện thoại: 0944471083 (Luật sư Thế).

Đặt câu hỏi với luật sư

 91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM

thehc31law@gmail.com

 0944471083

 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM

E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP

Copyright @ 2021 Luat The Nguyen. All rights reserved.