Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành tại các văn phòng công chứng trên địa bán tỉnh thành phố nơi có tài sản.(Điều 42 Luật Công chứng 2014);
Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
Điểm b, Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015; khoản 2 Điều 611 BLDS 2015; K1Đ57 Luật công chứng 2014: Khoản 1 Điều 63 Luật Công chứng 2014 (Hồ sơ công chứng)
1. Phiếu yêu cầu công chứng;
2. Giấy chứng tử của người chết; giấy xác nhận độc thân tới thời điểm chết;
- Về giấy chứng tử: Trong trường hợp người để lại di sản chết, giấy chứng tử là căn cứ chứng minh sự kiện tử của người để lại di sản, xác định thời điểm mở thừa kế, chứng minh những người có quyền hưởng di sản và xác định những di sản để lại của người chết.
+ Nếu không có hoặc mất: trích lục khai tử tại UBND cấp xã, phường nơi đăng ký khai tử: (Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)
- Giấy xác nhận độc thân tới thời điểm chết: mục đích không bỏ sót hàng thừa kế
Hồ sơ trích lục khai tử cho người chết:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục khai tử (theo mẫu có sẵn);
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người yêu cầu trích lục;
- Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục khai tử;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với thân nhân quá cố của người yêu cầu cấp trích lục khai tử;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp không tự thực hiện thủ tục mà ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
3. Giấy chứng tử của ba mẹ người mất
Mục đích chứng minh người ở hàng thừa kế đã mất, không bỏ sót hàng thừa kế thứ nhất.
Cần chứng minh những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức là bạn phải chứng minh ba mẹ của người mất đã mất trước thời điểm bà B mất.
– Nếu như ba mẹ của người mất mà không có giấy tờ chứng minh thì có thể đến UBND xã để xin trích lục khai tử.
– Nếu ba mẹ người mất vào thời kỳ chiến tranh, trước năm 1975… và hầu như không có khả năng nào để chứng minh người này còn sống nếu xét về tuổi tác, nên những người nhận thừa kế có thể làm văn bản cam kết với nội dung ba mẹ bà B đã chết trước thời điểm bà B chết, và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra.
– Ngoài ra, chứng minh người ba mẹ người đã mất đã chết trước có thể được chấp nhận bằng các giấy tờ khác, chẳng hạn: văn bản xác nhận của UBND phường, công an khu vực về việc người đó đã chết, xác nhận của những người sống trong khu vực là người cao tuổi có biết hoặc chứng kiến về cái chết của người chết trước kia.
4. Bản thỏa thuận phân chi di sản (nếu có, tại đây một người có thể đứng ra để quán lý đứng tên trong tài sản): Điều 57 Luật Công chứng năm 2014
5. Bản sao GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (giấy tờ liên quan đến sổ nếu cần, không cần chứng thực cần bản gốc để đối chiếu);
(Khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014; khoản 16 Điều 3: giải thích từ ngữ Luật Đất đai 2013) giấy tờ khác: hộ khẩu giấy khai sinh, giấy chứng tử, trích lục tàn thư, giấy tờ xác minh.
6. Giấy tờ tùy thân của các thừa kế: CMND, hộ khẩu; (chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản)
7. Tờ tường trình và cam kết quan hệ nhân thân; tờ khai nhân khẩu;
Tờ tường trình quan hệ nhân thân là văn bản bắt buộc ghi nhận về mối quan hệ giữa người để lại di sản và người nhận di sản, được dùng để minh chứng về quyền thừa kế cho những người thân của người để lại di sản (theo Điều 57 Luật công chứng 2014).
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP