Pháp luật nào được áp dụng khi chia thừa kế?

Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật được quy định tại khoản 1 điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực"

Như vậy, để xác định một hành vi là xử sự hợp pháp hay không hợp pháp phải căn cứ vào pháp luật ở thời điểm thực hiện hành vi; việc xác định các quyền dấn sự, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ một sự kiện pháp lý thì phải căn cứ vào pháp luật ở thời điểm có sự kiện pháp lý ấy.

Pháp luật về thừa kế được áp dụng để giải quyết tranh chấp, qua các thời kỳ, cần lưu ý các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là:

- Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

- Pháp lệnh về Thừa kế năm 1990 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/1990 đến ngày 30/6/1996) pháp lệnh thừa kế.

- Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996 đến ngày 31/12/2005).

- Bộ luật Dân sự năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2016).

- Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017).

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết hoặc Toà án tuyên bố đã chết (khoản 1 Điều 611 Bộ luật dấn sự năm 2015). Thời điểm mở thừa kế cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế (Điều 6134 Bộ luật Dân sự năm 2015). Như vậy, quan hệ thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế nên phải áp dụng pháp luật ở thời điểm mở thừa kế để xác định các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (là những người thừa kế), xác định đối tượng của quan hệ thừa kế (là di sản thừa kế). QUy định cảu pháp luật ở mỗi thời ký có khác nhau nên kết quả xác định sẽ có khác nhau.

Pháp luật thừa kế có một chế định quan trọng là thừa kế theo di chúc. Pháp luật các thời kỳ đều quy định di chúc có hiệu lực ở thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, khái niệm di chúc có hiệu lực khác với khái niệm di chúc hợp pháp. Khi có nhiều bản di chúc hợp pháp thì bản cuối cùng có hiệu lực (khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015). Vì vậy, pháp luật để xác định di chúc hợp pháp lại là pháp luật ở thời điểm lập di chúc theo nguyên tắc quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nêu trên. Khi lập di chúc, người lập di chúc không thể biết mình sẽ chết vào lúc nào, không thể biết pháp luật ở thời điểm mình chết quy định như thế nào. Vì vậy, pháp luật để xác định di chúc hợp pháp không thể là pháp luật ở thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, việc áp dụng pháp luật về thừa kế cần lưu ý theo ba thời điểm khác nhau. Cụ thể là: Pháp luật áp dụng để xác định di chúc hợp pháp là pháp luật ở thời điểm lập di chúc; để xác định di sản thừa kế, người thừa kế, các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là pháp luật ở thời điểm mở thừa kế; để chia di sản thừa kế là pháp luật ở thời điểm chia.

--------------------
Đây là bài viết liên quan đến vấn đề Pháp luật áp dụng khi chia thừa kế. Vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự qua hotline: 0944.471.083 để được TƯ VẤN chi tiết.
Đặt câu hỏi với luật sư

 91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM

thehc31law@gmail.com

 0944471083

 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM

E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP

Copyright @ 2021 Luat The Nguyen. All rights reserved.