Lý do hộ kinh doanh nên chuyển sang doanh nghiệp?
Nguyên nhân khiến phần lớn hộ kinh doanh chưa muốn chuyển đổi thành DN là do nhận thức của các chủ hộ về mô hình hoạt động của DN còn chưa đầy đủ, phức tạp hóa vấn đề và cho rằng họ phải trải qua các thủ tục phức tạp. Trên thực tế, khi chuyển sang DN, hộ kinh doanh hưởng nhiều lợi thế, cụ thể như:
Thứ nhất, được miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí: Luật Hỗ trợ DN nhò và vừa năm 2017 đã bổ sung nhiều chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN như: Miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu; Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai. Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu.
Thứ hai, có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 20/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; DN (trừ DN tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.
Thứ ba, được thuê nhiều lao động: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/215 của Chính phủ về thành lập DN, quy định hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập DN theo quy định. Do đó, nếu muốn mở rộng kinh doanh thì hộ kinh doanh phải thuê nhiều lao động hơn và như vậy là sẽ vi phạm pháp luật. Với mô hình DN, pháp luật hiện hành không hạn chế số lượng người lao động trong DN. Ngoài các quy định trên, hộ kinh doanh chuyển sang DN còn được mở nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện; Khi kinh doanh thua lỗ được áp dụng quy định của Luật Phá sản,...
Lợi thế khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?
Năm 2018, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động kinh doanh, trong đó có sự đổi mới về thủ tục thành lập DN cùng các chính sách ưu đãi đối với các DN nhỏ và vừa… Sự đổi mới này được thể hiện cụ thể qua Luật DN và các văn bản liên quan. Hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN sẽ được hưởng nhiều lợi thế, cụ thể như:
Môt là, giảm lệ phí đăng ký DN: Trong nhiều năm trở lại đây, mức lệ phí đăng ký thành lập DN 200 nghìn đồng/lần. Tuy nhiên, từ ngày 20/01/2018, mức lệ phí nêu trên đã giảm một nửa, chỉ còn 100 nghìn đồng/lần. Quy định này được cụ thể hóa tại Thông tư số 130/2017/TT-BTC, ngày 04/12/2017 của Bộ Tài chính sửa, đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin DN, lệ phí đăng ký thành lập DN. Đặc biệt, DN nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu.
Hai là, đơn giản hóa thủ tục đăng ký DN: Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập DN, tổ chức, cá nhân sẽ không còn phải nộp bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trong giấy đề nghị đăng ký DN, các thông tin về “địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác” của chủ DN hoặc người đại diện theo pháp luật của DN sẽ được thay thế bằng một thông tin duy nhất là số định danh cá nhân.
Ba là, không còn phải nộp tờ khai mẫu 06/GTGT: Theo quy định, trước đây DN mới thành lập phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan thuế để đăng ký áp dụng các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Trường hợp không gửi mẫu 06/GTGT thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tuy nhiên, từ ngày 05/11/2017, Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017, của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 4, Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 13/12/2013 và bãi bỏ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013/TT-BTC đã bỏ quy định nêu trên. Do đó, các DN mới thành lập từ thời điểm này không phải nộp tờ khai mẫu 06/GTGT.
Bốn là, được hưởng nhiều ưu đãi từ Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Ngày 01/01/2018, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017 chính thức có hiệu lực. Theo đó, những DN nhỏ và vừa đã được thành lập và cả những DN thành lập mới được hưởng hàng loạt chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Cụ thể như: DN được hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, thuế, kế toán, mặt bằng sản xuất, phát triển nhân lực… Riêng hộ kinh doanh chuyển thành DN được miễn, giảm thuế thu nhập DN; Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm…
Năm là, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN chỉ còn 3 ngày: Theo Luật DN, hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN được xem xét, giải quyết chỉ trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trước đó, tại Luật DN 2005, thời gian xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 10 ngày làm việc.
Sáu là, DN được tự chủ về con dấu: Theo Điều 44 của Luật DN 2018, DN được tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Tuy nhiên, phải đảm bảo các thông tin về tên DN, mã số DN phải có trên con dấu; trước khi sử dụng con dấu, DN phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN. Như vậy, con dấu DN không còn là điều bắt buộc, mang giá trị pháp lý như trước mà chỉ mang tính chất nhận diện DN, giúp các DN tin tưởng nhau khi ký kết, thực hiện giao dịch.
Bên cạnh các cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho DN thành lập mới trên, tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành DN. Cụ thể, hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành DN được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đơn vị đầu mối tư vấn, hướng dẫn miễn phí.
Không chỉ vậy, các DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cũng được miễn nhiều loại phí như: Đăng ký DN lần đầu; công bố nội dung đăng ký DN lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia; phí thẩm định và cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu.
Cũng theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh, quản trị DN cho DN nhỏ và vừa. Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, như hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới...
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP