Bước 1: Thông báo mở cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải
Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc nơi chưa có Công đoàn cơ sở thì gửi cho Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở), người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
Người sử dụng lao động sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động: tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
Bước 2: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo, gồm: tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Công đoàn cơ sở) hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và người lao động.
Trong cuộc họp người sử dụng lao động có trách nhiệm chứng minh về lỗi vi phạm của người lao động.
Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Trên đây là trình tự xử lý kỷ luật sa thải đúng quy định pháp luật, nếu người sử dụng lao động làm không đúng trình tự này thì có thể xác định được rằng đây là trường hợp sa thải trái pháp luật.
Người có thẩm quyền ký quyết định sa thải là người sử dụng lao động. Người được người sử dụng lao động ủy quyền giao kết hợp đồng chỉ có thể ra quyết định khiển trách.
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính; tài sản; tiết lộ bí mật công nghệ; bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định nêu trên.
Vậy nên, Quý bạn đọc cần hiểu mình rơi vào trường hợp nào trên đây để có thể xác định được khoảng thời gian bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải này.
Bài viết liên quan: Phải làm gì khi bị sa thải?
Trên đây là quy định của Bộ luật Lao động hiện hành về vấn đề Sa thải. Trường hợp Quý bạn đọc chưa hiểu rõ, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự, địa chỉ: Số 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM, điện thoại: 0944471083 (Luật sư Thế).
(Viết tại Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự , 9:40 ngày 11/01/2023)
Thùy Dung
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP