PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ SA THẢI?

Theo thống kê tại Tạp chí Kinh tế và dự báo ngày 10/01/2023 cho thấy nước ta có gần 118.000 lao động bị buộc thôi việc, mất việc trong quý IV/2022, làm cho kinh tế của những người lao động này bị ảnh hưởng trầm trọng, đời sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bản thân người lao động cần phải chủ động tìm hiểu kĩ quy định của pháp luật để xem công ty sa thải mình đúng quy định của pháp luật hay không, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở bài viết này, chúng tôi khái quát cho Quý bạn đọc hiểu về Sa thải trái pháp luật, phải làm gì khi bị sa thải trái pháp luật,…

MỤC LỤC

  • 1. Thế nào là sa thải trái pháp luật?
  • 2. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải khi nào?
  • 3. Phải làm gì khi bị sa thải trái pháp luật?
  • 4. Luật Thế Nguyễn giúp gì được cho bạn khi bị sa thải trái pháp luật?

 

  • 1. Thế nào là sa thải trái pháp luật?

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất mà người lao động phải chịu. Vì vậy, khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

- Đúng hành vi vi phạm

- Đúng thẩm quyền xử lý

- Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật

- Không xử lý kỷ luật đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.

Vậy nên, nếu người sử dụng lao động vi phạm một trong các yếu tố trên thì được xác định là sa thải trái pháp luật.

  • 2. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải khi nào?

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải khi thực hiện các hành vi sau:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.

- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. (Tái phạm là Người lao động lặp lại hành vi vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa hết thời gian xóa kỷ luật theo quy định).

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

  • 3. Phải làm gì khi bị sa thải trái pháp luật?

Khi xác định mình bị sa thải trái pháp luật, người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách khiếu nại hoặc khởi kiện.

- Người lao động yêu cầu người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ ngày người lao động nhận được hoặc biết được quyết định sa thải. Trường hợp thương lượng được thì quyền lợi của người lao động sẽ do sự thỏa thuận. 

Thực tế ít có trường hợp người lao động nào khiếu nại đến Người sử dụng lao động mà đi đến thỏa thuận thành cả. Tuy nhiên đây cũng là một cách để người lao động suy nghĩ có thể lựa chọn hoặc không.

- Người lao động gửi đơn lên Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; hoặc Làm đơn khởi kiện người sử dụng lao động đến tòa án cấp huyện nơi bị đơn (Người sử dụng lao động) cư trú hoặc có trụ sở.

Tuy nhiên, theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 cũng nêu rõ trường hợp bị sa thải không bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở, tức là người lao động có thể khởi kiện thẳng đến Tòa án. Vậy nên, khi người lao động xác định được rằng mình bị sa thải trái pháp luật thì có thể lựa chọn phương pháp khiếu nại đến người sử dụng lao động, đến Hòa giải viên lao động, đến Hội đồng trọng tài lao động hoặc khởi kiện đến Tòa án.

  • 4. Luật Thế Nguyễn giúp gì cho bạn khi bị sa thải trái pháp luật?

Luật Thế Nguyễn là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về các lĩnh vực Lao động, Hôn nhân, Thừa kế,.. Trình tự Luật Thế Nguyễn thực hiện đối với các lĩnh vực trên như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để Luật Thế Nguyễn có thể thực hiện các thủ tục;
  • Luật Thế Nguyễn tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề Sa thải trái pháp luật. Trường hợp Quý bạn đọc chưa hiểu rõ, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Thế Nguyễn và Cộng sự, địa chỉ: Số 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM, điện thoại: 0944471083 (Luật sư Thế).

Thùy Dung

Đặt câu hỏi với luật sư

 91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM

thehc31law@gmail.com

 0944471083

 11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM

E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM

1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM

GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ

SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP

Copyright @ 2021 Luat The Nguyen. All rights reserved.