1. Lĩnh vực tranh chấp
Trường hợp 1: Tranh chấp về quyền mở lối đi qua
Căn cứ khoản 1 Điều 254 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013, chủ bất động sản ở phía trong (bất động sản bị vây bọc) mà không có lối đi hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ bất động sản ở phía ngoài (bất động sản vây bọc) dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Các bên thoả thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Tóm lại, tranh chấp về quyền mở lối đi qua giữa chủ bất động sản bị vây bọc với chủ bất động sản vây bọc là tranh chấp dân sự. Nếu đương sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện thì có quyền khởi kiện luôn tại Toà án.
Trường hợp 2: Tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề
Tuỳ từng trường hợp cụ thể để xác định khi nào là tranh chấp đất đai nhưng hầu hết các vụ việc xảy ra do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề trên thực tế là tranh chấp đất đai.
căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 nghị quyết 04/2017/NQ-H ĐTP, tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền được xác định là tranh chấp đất đai.
2. Cách giải quyết tranh chấp
2.1 Cách giải quyết tranh chấp về quyền mở lối đi qua
về mặt lý thuyết thì có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hoà giải, khởi kiện. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các bên nên thực tế khởi kiện ra toà án là phương thức hiệu quả nhất.
Tranh chấp về quyền mở lối đi qua là tranh chấp dân sự nên thủ tục giải quyết được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự, bao gồm các bước:
bước 1: Nộp đơn khởi kiện
bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn
bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
bước 4: Xét xử sơ thẩm
2.2. Cách giải quyết tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề
tương tự như tranh chấp về quyền mở lối đi qua, về lý thuyết thì có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hoà giải, khởi kiện hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền để giải quyết nhưng trên thực tế là lựa chọn phương thức sau:
- Hoà giải: Bên thứ ba làm trung gian hoà giải khi xảy ra tranh chấp đất đai chủ yếu là trưởng thôn, ấp, tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
- Khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết
Dù là khởi kiện hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết thì các bên tranh chấp phải hoà giải bắt buộc tại UỶ ban nhân dân xã, phường, thi trấn nơi có đất (theo khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013).
3. Căn cứ giải quyết tranh chấp về lối đi
khoản 1 Điều 91 Nghị định 43//2014/NĐ-CP quy định tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43//2014/NĐ-CP thì giải quyết được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;
- Thực tế diện tích đát mà các bên tranh chấp đất đai đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho 01 nhân khẩu tại địa phương;
- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
- Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến Hotline Luật sư: 0944471083 để được tư vấn miễn phí.
91/9 Tổ 72A, khu phố 6A, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 , TP. HCM
thehc31law@gmail.com
0944471083
11 Phan Văn Hớn, ấp 2, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. HCM
E1/4A ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM
1000 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
GPKD Số: 41/02/3600/TP/ĐKHĐ
SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẤP